Cử tri hỏi: Việc cử tri ghi phiếu bầu cử được thực hiện như thế nào? Trường hợp nào thì cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ hộ phiếu bầu cử?
Về vấn đề này xin được trả lời như sau:
Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cử tri cách thức bỏ phiếu. Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.
Trường hợp có phiếu gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang nhưng gạch hết họ và tên của người ứng cử thì vẫn được tính là phiếu hợp lệ.
Trường hợp người ứng cử có hai tên (tên khai sinh, tên thường gọi) hoặc có chức vị, pháp danh, pháp hiệu theo tôn giáo, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch tất cả tên khai sinh, tên thường gọi hoặc chức vị, pháp danh, pháp hiệu tôn giáo của ứng cử viên đó. Tuy nhiên, trường hợp cử tri chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc tên thường gọi; chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc một dòng có chức vị, pháp danh, pháp hiệu (đối với chức sắc tôn giáo) thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.
Trường hợp bên cạnh họ và tên của người ứng cử có cả ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn do có sự giống nhau cả họ, tên và tên đệm, nếu cử tri không tín nhiệm người này thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch hết cả họ và tên và ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch họ và tên mà không gạch ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.
Nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu gạch hỏng của cử tri, sau đó mới được phát phiếu bầu khác.
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu cử thì được nhờ người khác viết hộ, người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu cử của cử tri.
Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu bầu cử được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |