Toàn cảnh buổi làm việc
Về phía Hội Luật gia Việt Nam có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội; Lê Thị Kim Thanh và Trần Đức Long, Phó Chủ tịch Hội cùng đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn và Văn phòng TW Hội.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Quyền trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Hội đồng cũng như của Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đối với Hội Luật gia Việt Nam trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở thời gian qua. Đồng chí cũng bày tỏ mong muốn, qua buổi làm việc này, hai bên sẽ cùng trao đổi, thảo luận để tìm ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để Hội phát huy tốt nhất vai trò, nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.
Đồng chí Nguyễn Văn Quyền phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Trần Văn Quảng, Phó trưởng Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật thay mặt Hội Luật gia Việt Nam báo cáo tóm tắt tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; tham gia các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Đồng chí Trần Văn Quảng báo cáo tại buổi làm việc
Báo cáo cho thấy, trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW, Hội Luật gia Việt Nam đã tiến hành đồng bộ các giải pháp về củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ, xây dựng và triển khai có nề nếp chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng hướng về cơ sở. Đặc biệt là chú ý đến các đối tượng chính sách, những người nghèo và nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các đối tượng này tiếp cận nhiều hơn với các văn bản pháp luật và nâng cao hiểu biết pháp luật, chấp hành pháp luật ngày một tốt hơn.
Chủ trì buổi làm việc
Về công tác hòa giải ở cơ sở, Hội đã chú trọng xây dựng, củng cố các tổ chức hoạt động hòa giải; thí điểm các mô hình Trung tâm Pháp luật cộng đồng (trong đó có nhiệm vụ truyền thông, PBGDPL, tư vấn pháp luật miễn phí, tiếp công dân và hỗ trợ pháp luật cho Tổ hòa giải và hòa giải viên); chú trọng tăng cường đội ngũ trong quá trình thực hiện hoạt động hòa giải ngoài tòa án theo quy định; vận động hội viên tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở, triển khai mô hình huy động Luật gia hỗ trợ nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở. Hội đã nghiên cứu, thí điểm áp dụng phương thức “Đối thoại đa chủ thể” tạo điều kiện để người dân, tổ chức, chính quyền cơ sở gặp gỡ, trao đổi giải quyết kịp thời những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, thu hồi đất góp phần giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề liên quan đến vai trò, nhiệm vụ của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý. Đó là trao đổi kinh nghiệm về các mô hình triển khai có hiệu quả của các cấp Hội; đa dạng hóa việc xã hội hóa nguồn lực trong hoạt động của các cấp Hội; công tác hợp tác quốc tế; tham gia công tác cải cách hành chính; quan hệ phối hợp giữa Hội Luật gia với Bộ Tư pháp cũng như các Bộ, ngành, địa phương.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh kết luận buổi làm việc
Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh ghi nhận những kết quả và đóng góp của các cấp Hội Luật gia Việt Nam trong công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua. Đồng thời, đồng chí đề nghị Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trong thời gian tới như: Tham gia tích cực hơn nữa với vai trò thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương; nghiên cứu, tham mưu xây dựng Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGDPL giai đoạn 2022-2027”; phát huy vai trò của các cấp Hội Luật gia trong việc truyền thông, góp ý, phản biện dự thảo chính sách, pháp luật từ sớm, từ xa. Về các kiến nghị của Hội Luật gia Việt Nam và nội dung thảo luận tại buổi làm việc, đồng chí cơ bản nhất trí và giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổng hợp kết quả buổi làm việc, nhất là các vướng mắc, bất cập; các đề xuất, kiến nghị của Hội để các bên cùng đưa ra giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới./.
Mai vũ
Một số hình ảnh tại buổi làm việc:
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |