Với sự tham gia của Hội Luật gia ở 3 tỉnh Hải Dương, Hà Tĩnh và Bình Thuận, Hội Luật gia Việt Nam đã triển khai áp dụng mô hình này để giải quyết 11 vụ việc cụ thể. Việc Hội Luật gia tham gia trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu kiện phát sinh tư thu hồi đất đã giúp cho người dân bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời giúp chính quyền địa phương tháo gỡ những vướng mắc, giải quyết triệt để các khiếu kiện đông người, kéo dài xảy ra trên địa bàn các tỉnh.
Đoàn Chủ trì Hội thảo
Để chia sẻ kết quả, bài học kinh nghiệm đã đúc rút trong suốt quá trình thí điểm vừa qua cũng như huy động sự ủng hộ của các cơ quan, ban ngành trong việc nhân rộng mô hình này trong thời gian tới, Trung ương Hội Luật gia VN vừa tổ chức Hội thảo tổng kết dự án thực hiện thí điểm mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất ở Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh: “Kết quả thí điểm này đã dần dần khẳng định được sứ mệnh, vị trí, vai trò quan trọng của Hội Luật gia Việt Nam trong đời sống chính trị - pháp lý nói chung và đặc biệt là trong mối quan hệ giữa người dân và các cấp chính quyền nói riêng, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.”
Đánh giá cao về Mô hình, phương pháp và kết quả thí điểm mà Hội đã làm được trong thời gian vừa qua, đồng chí Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban nội chính Trung ương cho rằng “các khiếu kiện liên quan quan đến đất đai chiếm tỷ lệ lớn vì đất đai đã trở thành một tài sản có giá trị và quá trình thu hồi đất, đền bù cho người dân ở một số nơi còn chưa minh bạch...”, “việc Hội Luật gia Việt Nam tham gia thực hiện thí điểm Mô hình này rất có ý nghĩa, vừa giúp giải quyết các khiếu kiện tồn đọng, vừa tạo dựng niềm tin với người dân, chính quyền trong quá trình giải quyết vụ việc”. Vì vậy, Hội Luật gia Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo để xây dựng các đề xuất chính sách, sửa đổi pháp luật, tạo điều kiện cho việc nhân rộng Mô hình.
Tham dự Hội thảo, T.S Trần Đức Lượng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ nhận xét: “Các bước triển khai Mô hình đối thoại đa chủ thể rất rõ ràng, kết quả thí điểm đã cho thấy việc triển khai Mô hình là khả thi và hoàn toàn có thể nhân rộng trong thời gian tới”. Về các đề xuất của Hội Luật gia Việt Nam, theo TS. Trần Đức Lượng “các đề xuất này hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không trái với các quy định của pháp luật hiện hành nên Hội cần nhanh chóng hoàn thiện đề xuất của mình và gửi các cơ quan có thẩm quyền”. Thanh tra Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 24/5/2013, sẽ hỗ trợ thêm cho Hội trong việc thúc đẩy việc hoàn thiện chính sách, pháp luật theo đề xuất của Hội trong năm nay và những năm tới.
Với tư cách là chuyên gia của Quỹ Châu Á, Giáo sư John Gilespies đã chia sẻ thêm với các đại biểu tham dự Hội thảo về kinh nghiệm ở Trung Quốc, Indonesia trong việc triển khai thành công Mô hình này và cho rằng “một số kết quả trong việc triển khai thực hiện Mô hình mà Hội Luật gia Việt Nam thu được là việc làm đáng tự hào”. Hội Luât gia Việt Nam cần nghiên cứu nhân rộng Mô hình nói trên trong thời gian tới. Giáo sư John bày tỏ, sẽ tích cực hỗ trợ cho Hội hoàn thiện Cẩm nang hướng dẫn thực hiện Mô hình để việc triển khai nhân rộng trong thời gian tới được thành công hơn nữa.
Thay mặt lãnh đạo Trung ương Hội, GS, TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam chân thành cảm ơn sự tham dự và các ý kiến đóng góp của các đại biểu, đặc biệt là của các đồng chí lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Hội Luật gia Việt Nam ghi nhận các ý kiến phát biểu để hoàn thiện các đề xuất chính sách làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Lê Khắc Quang
Cán bộ truyền thông của Dự án
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |