16:52 28/07/2014 GMT+7
Thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Hội Luật gia Việt Nam

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

––––––––––––––
Số: 114/QĐ-HLGVN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 –––––––––––––––

                        Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

Hội Luật gia Việt Nam

–––––––––––

 CHỦ TỊCH HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 130/NV-DC-NĐ ngày 04/04/1955 của Bộ Nội vụ về việc thành lập Hội Luật gia Việt Nam; 

Căn cứ Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam;

Theo đề nghị của Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Hội Luât gia Việt Nam (gọi tắt là Hội đồng) gồm các ông, bà có tên sau đây:  

1. Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng;

2. Ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng;

3. Ông Chu Hồng Thanh, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên;

4. Ông Đàm Xuân Toan, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Tổ chức - Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên;

5. Bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên;

6. Ông Dương Đình Khuyến, Trưởng Ban Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên;

7. Ông Lê Anh Tuyến, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên;

8. Bà Đồng Thị Ánh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên;

 9. Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội, Ủy viên;

10. Bà Dương Thị Thanh Mai, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người nghèo và phát triển cộng đồng, Ủy viên;

11. Bà Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật về chính sách và y tế HIV/AIDS, Ủy viên;

12. Ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Báo Đời sống và Pháp luật, Ủy viên;

13. Ông Lê Hồng Hạnh, Tổng biên tập Tạp chí pháp luật & phát triển, Ủy viên;

14. Bà Lê Thị Mai Phương, Tổng biên tập Tạp chí Pháp lý, Ủy viên;

15. Ông Bùi Việt Bắc, Giám đốc Nhà xuất bản Hồng Đức, Ủy viên;

16. Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh miền núi phía Bắc, Ủy viên;

17. Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và phía Bắc miền Trung, Ủy viên;

18. Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên, Ủy viên;

19. Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh miền Đông Nam bộ, Ủy viên;

20. Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Ủy viên;

21. Cụm trưởng Cụm thi đua các Chi hội trực thuộc Trung ương Hội, Ủy viên;

Điều 2. Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật Hội Luật gia Việt Nam là cơ quan Thường trực và giúp việc của Hội đồng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng

1. Căn cứ kế hoạch của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Chủ trì phối hợp với các Ban và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Hội Luật gia Việt Nam;

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn Hội; kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Hội;

3. Phối hợp với các Ban chuyên môn và đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến pháp luật cho các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, biên tập viên, phóng viên pháp luật và Hội viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội. Phối hợp, định hướng lựa chọn nội dung, đối tượng, phạm vi phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng nhiệm vụ và điều kiện thực tế hàng năm và từng thời kỳ.

5. Đề xuất cơ chế, giải pháp tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội;

6. Tổ chức và hướng dẫn các cấp Hội tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hằng năm;

7. Định kỳ hàng quý, sáu tháng và hàng năm báo cáo Hội đồng  phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đề xuất khen thưởng.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội giao.

Điều 4. Hội đồng sử dụng con dấu của Hội Luật gia Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 5. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tuân theo Quy chế hoạt động của Hội đồng.

Điều 6. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và kinh phí hoạt động của Hội đồng thực theo các quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Hội.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 8. Chánh Văn phòng Trung ương Hội, Trưởng các Ban, các đơn vị, tổ chức có liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

  Nơi nhận:

- Như Điều 8;
- Hội đồng phối hợp PBGDPL

  Trung ương (để báo cáo);

- Hội Luật gia các tỉnh/thành phố,

   Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội;

- Các đơn vị trực thuộc TW Hội;

- Cụm trưởng các Cụm thi đua;

- Lưu VT.

CHỦ TỊCH
Đã ký

Phạm Quốc Anh

Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD