Thưa bà, theo bà, hiệu quả lớn nhất của việc triển khai hưởng ứng ngày Pháp luật tại Bộ, ngành, địa phương là gì?
Bà Lê Thị Kim Thanh: Với việc thông qua luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Quốc hội đã quyết định lựa chọn ngày 9/11 hằng năm là ngày Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Với mục đích, ý nghĩa như vậy, 05 năm qua, ngày Pháp luật đã được các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Hội Luật gia các cấp hưởng ứng sâu, rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Ngày Pháp luật đã trở thành sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng góp phần không chỉ nhằm tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người mà việc thực hiện ngày Pháp luật đã làm chuyển biến ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bên cạnh đó, ngày Pháp luật cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, đồng bào ta ở nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Thị Kim Thanh
Theo bà , người dân được hưởng lợi gì từ ngày Pháp luật?
Bà Lê Thị Kim Thanh: Người dân hưởng lợi cả ở 2 góc độ trực tiếp và gián tiếp. Ở góc độ trực tiếp, thứ nhất, người dân được tiếp cận trực tiếp pháp luật ở nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, đảm bảo phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện. Thứ hai, họ được hướng dẫn, giải đáp pháp luật một cách trực tiếp, hầu hết là miễn phí các vấn đề mà họ vướng mắc hoặc xảy ra đối với họ trong cuộc sống hàng này. Thứ ba, một giá trị rất vô hình đó là họ được nhắc nhở hãy tôn trọng và tuân thủ pháp luật sẽ tránh cho họ được những rủi ro, những phiền phức liên quan đến pháp luật mà họ có thể phải gánh chịu trong tương lai.
Ở góc độ gián tiếp, rõ ràng nhất là khi đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao năng lực pháp luật và tuân thủ pháp luật thì những vấn đề của người dân sẽ được giải quyết thỏa đáng nhất.
Thời gian qua, Hội Luật gia các cấp đã triển khai nhiều mô hình phổ biến giáo dục pháp luật. Theo bà, mô hình nào là hiệu quả nhất?
Thực hiện luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là từ khi triển khai Đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Hội luật gia đã quan tâm nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của địa phương, nhiều mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng đã được hình thành với các tên gọi khác nhau như: "Tổ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý" (Hà Nội), "Trung tâm pháp luật cộng đồng" (Lai Châu, Lào Cai, Long an...), "Tổ pháp luật cộng đồng", "Tổ trợ giúp pháp lý" hoặc "Trung tâm pháp luật cộng đồng" (Hồ Chí Minh), " Cà phê giao lưu pháp luật" (Ninh Thuận)...
Mặc dù mô hình này ở mỗi địa phương có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu thu hút mọi nguồn lực xã hội thực hiện hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý góp phần đáp ứng như cầu tìm hiểu và nâng cao ý thức pháp luật của người dân, trong đó, nhiều mô hình trung tâm pháp luật cộng đồng của Hội Luật gia địa phương hoạt động có hiệu quả.
Theo bà, cần làm gì để chương trình ngày Pháp luật thực sự hiệu quả?
Bà Lê Thị Kim Thanh: Chúng ta cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về thực hiện ngày Pháp luật để đảm bảo sự vào cuộc cả hệ thống chính trị; Tăng cường XHH để thu hút sự tham gia của các chủ thể ngoài Nhà nước và người dân có ý thức chủ động tham gia hơn. Ngoài ra, mỗi cấp, mỗi ngành phải lựa chọn được cách làm, nội dung phù hợp, thiết thực, tránh hình thức, làm cho có. Xin trân trọng cảm ơn bà!
Nguyễn Huệ
- Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị Triển khai Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 01/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới, thực hiện Kế hoạch công tác năm 2022, chiều ngày 8/8/2022, tại trụ sở tỉnh ủy Quảng Trị, đoàn công tác của Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam do đồng chí Trần Công Phàn, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa XV làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị.
- Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho hội viên Hội Luật gia Việt NamSáng 08/8/2022 Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về Bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị.
- Tổ chức thành công Đại hội điểm, Chi bộ Tạp chí Pháp lý quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết và phát triển(Phaply.net) - Chiều ngày 4/8, tại trụ sở Đảng bộ CQTW Hội Luật gia VN, Chi bộ Tạp chí Pháp Lý (TCPL) đã trang trọng tổ chức Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2022-2025. Đặc biệt kì Đại hội này, Chi bộ TCPL được Đảng ủy CQTW Hội Luật gia VN chọn là Chi bộ Đại hội điểm. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Đức Long, UV Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam. Dự Đại hội còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, đại diện BCH Đảng ủy và đại diện các chi bộ trực thuộc Đảng bộ CQTW Hội Luật gia VN.
- Đảng bộ cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí MinhNgày 30/7/2022, Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức chương trình về nguồn nhằm giáo dục truyển thống cách mạng và sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại khu di tích K9, Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.
- Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024
- Danh sách Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, Khóa XIII
- Lịch sử của Hội Luật gia Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam
- Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam qua các thời kỳ.
- Hội Luật gia Việt Nam đồng hành cùng dân tộc
- Quyết định số 103/QĐ-HLGVN ngày 24/8/2021 công nhận cụm trưởng, cụm phó Cụm thi đua năm 2022
- Công văn số 108/HLGVN, ngày 07/5/2021 của HLGVN về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid19
- Chỉ thị 04-CT/TW, ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới
- Kế hoạch phát động phong trào thi đua năm 2021 của Hội Luật gia Việt Nam
- Văn bản số 54 và 55-CV-BTGĐUK của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM; 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Thanh Nghị và triển khai hướn
- Công văn số 27-CV/HLGVN
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | 23,220.00 | 23,530.00 |
EUR | 23,251.88 | 24,554.01 |
AUD | 15,843.09 | 16,518.75 |