Chủ trì Hội thảo có GS.TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam; TS. Trần Huy Liệu, Chuyên gia dự án USAID GIG. Tham dự Hội thảo, đại diện Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam có các đồng chí Dương Thành Bắc, Phó Chủ tịch Hội, Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch, Trưởng ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế Hội Luật gia Việt Nam; ông David Anderson, Giám đốc Dự án USAIDS GIG cùng với các đại biểu đến từ các Trung tâm TVPL thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và Hội Luật gia các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Toàn cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo, TS Trần Huy Liệu thay mặt nhóm chuyên gia trình bày Báo cáo đánh giá: Thực trạng tổ chức và hoạt động TVPL và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2008/NĐ-CP. Theo đó kể từ khi Nghị định số 77/2008/NĐ-CP được triển khai thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành, phát triển tổ chức và hoạt động TVPL của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật trong phạm vi cả nước. Trung bình hàng năm các Trung tâm TVPL trong cả nước đã thực hiện hàng chục nghìn vụ việc bằng tất cả các loại hình dịch vụ pháp lý: TVPL, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và trợ giúp pháp lý có liên quan đến tất cả các lĩnh vực pháp luật.
“Đối với Hội Luật gia Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2017, các cấp Hội đã thành lập được 11 Trung tâm TVPL thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, 58 Trung tâm TVPL thuộc Hội Luật gia các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ở địa phương, Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh có 17 Trung tâm TVPL thuộc Hội Luật gia cấp quận/huyện; Hội Luật gia TP. Hà Nội có 1 Trung tâm với 2 cơ sở cùng 10 chi nhánh ở các quận; Hội Luật gia tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,… có 2 Trung tâm”.
Trong gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị định này đã đạt được những kết quả nhất định, đó là: Thể chế, chính sách, pháp luật về TVPL và trợ giúp pháp lý ngày càng được hoàn thiện; tổ chức bộ máy của Trung tâm TVPL tiếp tục được củng cố, kiện toàn và phát triển. Đội ngũ người thực hiện TVPL phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý ngày càng có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu TVPL của nhân dân.
Bên cạnh đó, Báo cáo cũng nêu lên những bất cập về thể chế, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động TVPL theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP. Từ đó kiến nghị cần xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định này trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung một số quy định mới, bảo đảm điều chỉnh toàn diện các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
Tại Hội thảo các chuyên gia và các diễn giả tập trung thảo luận vào bốn nhóm vấn đề quan trọng đó là: (1) Mô hình và tổ chức hoạt động TVPL, (2) Phạm vi hoạt động TVPL, (3) Người thực hiện TVPL, (4) Quản lý và phát triển bền vững Trung tâm TVPL. Cụ thể như: Sửa đổi, bổ sung các chế định quy định về mô hình tổ chức TVPL (Điều 12 và Điều 14); Phạm vi hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý (Điều 7); quy định dịch vụ pháp lý miễn phí và có thù lao (Điều 10 và Điều 11); về người thực hiện TVPL (Điều 18); trách nhiệm quản lý tổ chức và hoạt động TVPL (các điều 24,25,26) và bổ sung thêm một số quy định về thủ tục hành chính quy định tại thông tư số 01/2010/TT-BTP và thông tư số 19/2011/TT-BTP có sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính vào nghị định mới cho phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Ông David Anderson, Giám đốc đự án USAID GIG phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo ông David Anderson, Giám đốc đự án USAID GIG cho rằng: Đặc điểm của hệ thống trợ giúp pháp lý hiệu quả là chi phí phải chăng, đáng tin cậy, hiệu quả và bền vững. Qua quá trình nghiên cứu, ông đã giới thiệu một số mô hình của hệ thống trợ giúp pháp lý ở một số quốc gia trên thế giới như Úc, Malaysia, Philippin, Indonesia, Singapore và Nam Phi. Theo đó, phần lớn các quốc gia đều áp dụng mô hình hỗn hợp (Mô hình hỗn hợp bao gồm: Luật sư công, luật sư tư được chính phủ chi trả, tổ chức xã hội, nhân viên pháp lý, người tốt nghiệp chuyên ngành luật nhưng chưa đáp ứng đầy đủ năng lực, sinh viên ngành luật/văn phòng luật, tình nguyện viên).
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã nêu nên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện TVPL và trợ giúp pháp lý đang thực hiện ở đơn vị mình như về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, con người,… từ đó đề xuất những ý kiến đóng góp để sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 77/2008/NĐ-CP.
GS,TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HLGVN phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, GS,TS. Lê Minh Tâm khẳng đinh: Trên thực tế, nhiều quy định của Nghị định 77/2008NĐ-CP không còn phù hợp với thực tiễn cần phải được sửa đổi, thay thế cho phù hợp với tình hình hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh những quan điểm chung cần phải khẳng định TVPL có tình khách quan và cần thiết. Phát triển TVPL và trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước và của xã hội. Do đó, Nhà nước cần phải có chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển các Trung tâm TVPL của các tổ chức xã hội. Các tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội và cơ sở đào tạo không nhằm mục đích lợi nhuận nhưng có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Do đó Nhà nước cần coi trọng và tạo điều kiện để phát triển cho các tổ chức này, đặc biệt là về thủ tục hành chính. Đồng thời, cần quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về TVPL và trợ giúp pháp lý như Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh; quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các cơ quan này với các đơn vị chủ quản của các Trung tâm TVPL.
Đàm Thanh Tuấn
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |