16:28 28/07/2014 GMT+7
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016” của Hội Luật gia Việt Nam

 HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN

––––––––––––––

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

         Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013

 

 KẾ HOẠCH

Triển khai Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016”

(Ban hành theo Quyết định số 229/QĐ-HLGVN ngày 18/12/2013

 của Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam) 

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức hữu quan và Ban Chỉ đạo Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016” xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Tổ chức thực hiện có chất lượng và hiệu quả Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016”.

1.2. Phát huy vai trò của các cấp Hội Luật gia và các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác PBDGPL và trợ giúp pháp lý.

1.3. Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và các cấp Hội Luật gia, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để thúc đẩy công tác PBDGPL và trợ giúp pháp lý.

2. Yêu cầu

2.1. Bám sát quan điểm, nội dung và yêu cầu của Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016”.

2.2. Phát huy vai trò chủ động của các cấp Hội Luật gia, đồng thời huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

2.3. Kết hợp, lồng ghép các hoạt động của Đề án với các chương trình, đề án, kế hoạch khác đang được triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương về PBDGPL và trợ giúp pháp lý.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Thành lập Ban chỉ đạo, Ban thư ký Đề án, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban thư ký Đề án. Xây dựng, ban hành văn bản phục vụ cho việc quản lý, điều hành Đề án bao gồm: văn bản hướng dẫn hoạt động triển khai thực hiện Đề án; Kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm và cả giai đoạn; Tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Thư ký theo yêu cầu công việc.

- Thời gian thực hiện: Quý IV/2013

2. Tổ chức rà soát, đánh giá chính sách pháp luật hiện hành về xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý; nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

- Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015

3. Tổng kết thực tiễn việc huy động các nguồn lực xã hội vào công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý, nghiên cứu, đề xuất cơ chế ưu đãi để huy động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015

4. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia các cấp và một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, trên cơ sở đó lựa chọn mô hình phù hợp để nhân rộng.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015

5. Tổ chức khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý ở một số nước để vận dụng vào thực tiễn nước ta.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp. Triển khai làm thí điểm xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện các vùng miền. Tổ chức thí điểm mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng tại Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật, Nhà tạm lánh, Nhà văn hóa khu dân cư, Điểm bưu điện văn hóa xã...tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện các vùng miền

- Thời gian thực hiện: Năm 2014

7. Biên soạn, xuất bản và cung cấp các tài liệu bổ trợ về kiến thức và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý với nội dung gắn với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2015

8. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các luật gia, cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 – 2016

9. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực của Hội Luật gia các cấp để thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014

10. Hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết về trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh phí cho các cấp Hội Luật gia và một số tổ chức liên quan khác để thực hiện PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho nhân dân.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2016

11. Triển khai các hoạt động xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý, phát huy tính chủ động của các cấp Hội Luật gia và một số tổ chức liên quan khác trong PBGDPL và trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, đa dạng hóa các hình thức đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Phát triển và mở rộng mô hình chuẩn về trợ giúp pháp lý và Trung tâm pháp luật cộng đồng để thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2016

12. Xây dựng, ban hành và phổ biến các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho thành viên, hội viên của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trong đó xác định rõ các tiêu chí về nghĩa vụ thực hiện PBGDPL và trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: Năm 2015

13. Tăng cường, đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác để thúc đẩy các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2016  

14. Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án tại mục II bản Kế hoạch này.

Hội Luật gia Việt Nam - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án làm đầu mối cho Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

2. Kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí trong nguồn kinh phí được phê duyệt cho việc thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016” theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

3 . Đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam thực hiện Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch này.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, Hội Luật gia và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn triển khai thực hiện Đề án; đầu tư kinh phí, tạo điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc thực hiện Đề án tại địa phương; định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án của địa phương về Hội Luật gia Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

 

TM. BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ AN

TRƯỞNG BAN

  (Đã ký)

  CHỦ TỊCH HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

Phạm Quốc Anh

Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD