Đồng chí Lê Thị Kim Thanh, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế Hội Luật gia Việt Nam (thứ 3 từ trái sang) chủ trì cuộc họp.
Tham dự cuộc họp triển khai dự án ở các tỉnh có đồng chí Lê Thị Kim Thanh, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội Luật gia Việt Nam; Bà Lê Thu Hiền, Giám đốc Chương trình về quản trị nhà nước, Quỹ Châu Á; Ông Vũ Văn Tuấn, Giám đốc Công ty T&C, lãnh đạo các tỉnh Hội và đại diện một số cơ quan, ban ngành tỉnh như Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Tư pháp, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tỉnh....
Tại các cuộc họp, đồng chí Lê Thị Kim Thanh đã thông tin tới các đại biểu về một số kết quả giải quyết tranh chấp đất đai do các cấp Hội thực hiện trong thời gian qua, góp phần cải thiện tình hình giải quyết khiếu nại phát sinh từ thu hồi đất. Từ việc đánh giá các kết quả đạt được, đồng chí cũng nhấn mạnh, các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc đề xuất với các cấp chính quyền các giải pháp giải quyết tình hình khiếu kiện, đặc biệt là các khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi đất. Đồng thời, với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những luật gia đã và đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, thì việc nghiên cứu phương pháp tiếp cận đa chủ thể trong giải quyết tình hình khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất là một trong những cách thức để khẳng định sứ mệnh, vị trí, vai trò quan trọng của Hội trong đời sống chính trị - pháp lý nói chung và đặc biệt là trong mối quan hệ giữa người dân và các cấp chính quyền, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Thay mặt nhóm tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, ông Vũ Văn Tuấn, giám đốc Công ty T&C đã giới thiệu sơ lược bản chất của phương pháp tiếp cận đa chủ thể, các bước tiến hành và các tiêu chí để lựa chọn vụ việc. Trong đó nhấn mạnh, lựa chọn vụ việc là một khâu rất quan trọng vì phương pháp này chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu vụ việc đó đáp ứng các tiêu chí đã đề ra, phương pháp này không phải là chìa khóa vạn năng để có thể áp dụng với tất cả các loại vụ việc. Ông Vũ Văn Tuấn cho rằng, các tỉnh Hội đã sẵn sàng cho quá trình thí điểm tham gia giải quyết các vụ việc khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất cùng với chính quyền địa phương. Đây là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện thành công mô hình này tại địa phương.
Đại diện các tỉnh Hội (nhóm nòng cốt triển khai thực hiện dự án thí điểm), trên cơ sở kiến thức thu được từ các đợt tập huấn và với sự hướng dẫn của Trung ương Hội đã thông tin về các vụ việc do tỉnh Hội đã lựa chọn, phương án dự kiến triển khai và những thuận lợi, khó khăn có thể gặp trong quá trình thực hiện thí điểm mô hình.
Trên cơ sở nội dung vụ việc mà các tỉnh Hội đã lựa chọn, các đại biểu đã đóng góp ý kiến cho việc lựa chọn vụ việc của các tỉnh. Trong đó có một số vụ việc chưa đáp ứng được các tiêu chí, một số vụ việc còn thiếu thông tin hoặc quá phức tạp. Kết quả các cuộc họp đã lựa chọn được các vụ việc để tiến hành thí điểm trong thời gian tới. Cụ thể, để triển khai thực hiện thí điểm, Bình Thuận đã lựa chọn 4 vụ, Hà Tĩnh và Hải Dương đã lựa chọn được 2 vụ và sẽ lựa chọn thêm 2 vụ việc nữa.
Trong thời gian từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015, với sự hỗ trợ về kỹ thuật từ phía các chuyên gia, sự hướng dẫn từ Trung ương Hội và đặc biệt là sự nỗ lực của các tỉnh Hội, mô hình đối thoại đa chủ thể trong giải quyết tình trạng khiếu kiện phát sinh từ thu hồi đất sẽ được triển khai tại Hải Dương, Hà Tĩnh và Bình Thuận. Sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm mô hình này tại địa phương, Trung ương Hội luật gia Việt Nam sẽ làm việc với nhà tài trợ và các chuyên gia để cùng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó hoàn thiện mô hình để có những kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng rộng rãi mô hình này trên thực tiễn./.
Lê Khắc Quang
Cán bộ truyền thông của Dự án
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |