Toàn cảnh buổi Hội thảo
Chủ trì hội thảo có bà Lê Thị Kim Thanh, Phó chủ tịch, trưởng ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế Hội Luật gia Việt Nam; bà Nguyễn Thanh Trúc đại diện tổ chức Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam. Tham dự hội thảo có gần 40 chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Hội Luật gia Việt Nam như: Bộ Tư pháp, Viện Nhà nước và pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ pháp luật (Văn phòng Quốc hội)…
Phát biểu khai mạc hội thảo bà Lê Thị Kim Thanh nêu rõ, nhằm góp phần khắc phục những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em và thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em, năm 2012, trong khuôn khổ Dự án Hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên do Unicef hỗ trợ, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu và xây dựng “Báo cáo đánh giá pháp luật, chính sách và mô hình trợ giúp pháp lý cho trẻ em”. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các chính sách và quy định pháp luật về trẻ em, về trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người chưa thành niên đã được sửa đổi, bổ sung như Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật trẻ em năm 2016, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017…. Mặt khác, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một hình thức hay mô hình trợ giúp pháp lý dành riêng cho trẻ em, người chưa thành niên. Với mong muốn cập nhật Báo cáo nêu trên làm cơ sở đề xuất xây dựng mô hình trợ giúp pháp lý phù hợp với trẻ em, người chưa thành niên, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc Việt Nam tuyển chọn một nhóm chuyên gia độc lập tiến hành hoạt động này và hiện nay dự thảo Báo cáo đã được hoàn thành. Hội thảo ngày hôm nay nhằm chia sẻ kết quả của Báo cáo, đồng thời mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan để hoàn thiện Báo cáo.
Chuyên gia Nguyễn Thanh Trúc, đại diện tổ chức UNICEF tại Việt Nam phát biểu
Các đại biểu đã nghe Trưởng nhóm nghiên cứu, Luật sư, Tiến sĩ Trần Huy Liệu trình bày những nội dung chính của Báo cáo Đánh giá chính sách, pháp luật và mô hình trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Báo cáo đề ra mục tiêu: tập hợp, nghiên cứu, có hệ thống và phân tích, cập nhật, đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế và chính sách, pháp luật Việt Nam hiện hành về trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung và cho trẻ em nói riêng; phân tích đánh giá một cách tương đối toàn diện thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay theo Luật trợ giúp pháp lý, các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em, đưa ra kiến nghị về mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý thân thiện cho trẻ em và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em và người chưa thành niên. Báo cáo đã đánh giá đầy đủ về khung pháp luật quốc tế và chính sách, pháp luật Việt Nam; đánh giá khá toàn diện và sâu sắc về thực trạng mộ hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Dự thảo báo cáo cũng đã đưa ra những kiến nghị cụ thể về mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý thân thiện cho trẻ em và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch HLG TP. Hà Nội phát biểu
Tại hội thảo, các ý kiến tham luận chuyên sâu của các chuyên gia đến từ Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Trung tâm Trợ giúp pháp lý thành phố Hà Nội, Hội Luật gia Hà Nội và nhiều ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu đều đánh giá cao kết quả làm việc của nhóm nghiên cứu và nội dung dự thảo báo cáo; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cụ thể.
Kết luận Hội nghị, bà Lê Thị Kim Thanh thay mặt Hội Luật gia Việt Nam cảm ơn các ý kiến đóng góp quý giá đến từ các chuyên gia, các đại biểu dự hội nghị. Hội Luật gia Việt Nam cùng với nhóm nghiên cứu và nhà tài trợ sẽ nghiêm túc tiếp thu để chỉnh sửa hoàn thiện Báo cáo./.
Vũ Mai.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO
Luật gia Nguyễn Minh Đức, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phát biểu
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo
- Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện Chỉ thị số 14 - CT/TW, của Bộ Chính trị.Ngày 8/9/2023, tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Đoàn công tác của Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam do đồng chí Trần Đức Long, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với thường trực tỉnh ủy Trà Vinh về việc thực hiện Chỉ thị số 14 - CT/TW, ngày 1/7/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới.
- Việc sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nêu ra một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Luật BHXH năm 2014 và khẳng định việc sửa đổi Luật là rất cần thiết.
- Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Trọng tài thương mại.Hội Luật gia Việt Nam hiện nay đang tích cực tiếp thu ý kiến để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại.
- Đề xuất nghiên cứu trọng tài thương mại được phong tỏa tài sản.PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ cho rằng cần nghiên cứu tăng số lượng và mức độ hiệu quả của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong hoạt động trọng tài thương mại.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Thông báo kết quả thi Vòng 1 kỳ thi tuyển viên chức năm 2023.
- Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện tham dự Vòng 1 kỳ thi tuyển viên chức Cơ quan Trung ương HLGVN năm 2023
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG TƯ VẤN/CHUYÊN GIA
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
- Hướng dẫn số 188/HD-BCĐ về việc tổ chức Đại hội Hội Luật gia các cấp
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |