Toàn cảnh buổi hội thảo
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam; Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; đại diện Dự án USAID cùng đại diện một số bộ, ngành; Hội Luật gia một số các tỉnh, thành phố phía Bắc; các Trung tâm, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.
Đ/c Nguyễn Văn Quyền phát biểu khai mạc buổi hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền đánh giá cao việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục lần này vì đây là một dự án luật đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hệ thống giáo dục nước nhà. Trước hết, luật này thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục và đào tạo; tạo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong toàn hệ thống pháp luật để tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện. Việc sửa đổi, bổ sung lần này còn tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Đ/c Lê Minh Tâm trình bày tham luận tại buổi hội thảo
Hội thảo đã giành phần lớn thời gian để các đại biểu tham gia góp ý vào dự thảo luật. GS.TS Lê Minh Tâm cho rằng: Việc sửa đổi Luật Giáo dục vào thời điểm này là cần thiết, bởi sau hơn 12 năm thực hiện Luật Giáo dục 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 cho thấy nhiều quy định của Luật đã không còn phù hợp; nhiều nhu cầu khách quan mới của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi phải được bổ sung, quy định trong luật. Về mục tiêu giáo dục ở điều 2, đồng chí đề nghị xác định mục tiêu giáo dục chung như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, hòa nhập cộng đồng và hội nhập quốc tế”… PGS.TS. Chu Hồng Thanh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết: những quy định trong Luật Giáo dục hiện hành đã đúng nhưng chưa được thực hiện trong thực tiễn, cần được khẳng định rõ hơn và thể hiện tính khả thi cao hơn trong luật. Chẳng hạn, Điều 4, Luật Giáo dục quy định, “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”. Luật Giáo dục và Nghị định 75 cũng đã thể hiện rõ khái niệm về giáo dục chính quy và các hình thức giáo dục thường xuyên bao gồm: vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn rành mạch về 4 hình thức học này chưa rõ ràng, chưa minh bạch, chưa kịp thời, chưa hình thành hệ thống quy chế đối với từng hình thức giáo dục thường xuyên. Hay điều 58 Luật Giáo dục xác định 9 nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, trong đó khoản 2 quy định nhà trường có quyền “Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên” và khoản 4 quy định nhà trường có quyền “huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực”, nghĩa là nhà trường có quyền tự chủ rất cao, không chỉ giáo dục đại học mà toàn bộ các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhưng từ năm 2005 đến nay, quy định này của Luật vẫn chưa được thực hiện và cũng không có văn bản quản lý nhà nước nào hướng dẫn thực hiện. Luật Giáo dục đã quy định vấn đề tự chủ của các cơ sở giáo dục nhưng đến nay chưa được thực hiện mà vẫn coi như vấn đề mới.
Phát biểu kết luận buổi hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Quyền đánh giá cao những ý kiến đóng góp vào dự thảo luật, các đại biểu đã tập trung làm rõ được mục đích của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này. Những ý kiến tâm huyết đó sẽ được tập hợp thành văn bản chính thức gửi Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự án luật để trình Quốc hội thảo luận, xem xét và thông qua trong những kỳ họp tới./.
Tạ Tốn.
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |