GS, TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam phát biểu khai mạc
Tham dự Hội thảo có ông: Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; GS, TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam; ThS Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Đối ngoại và hợp tác quốc tế - Hội Luật gia Việt Nam, ông Đinh Ngọc Vượng, Thường trực Tổ biên tập Luật Trưng cầu ý dân.
Về phía khách quốc tế có ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam; Giáo sư Cheryl Saunders, Trường Luật Melbourne, Australia, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhà nước và luật công; Giáo sư Andreas Auer, Giáo sư danh dự Luật Hiến pháp của các trường Đại học Geneva và Zurich – Thụy Sỹ; Giáo sư Cheselden George V.carmona, Học viện Tư pháp Philippine, Tòa án Tối cao Philippine, Đại học Luật Ateneo De Manila, Chương trình đào tạo thạc sỹ của Trường San Beda.
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS, TS Lê Minh Tâm nhấn mạnh vai trò quan trọng của Luật Trưng cầu ý dân trên thế giới nhưng lại là vấn đề mới đối với Việt Nam, do đó việc nghiên cứu, trao đổi và tìm hiểu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới để soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân trong nước là cần thiết.
Trong 02 ngày làm việc, các chuyên gia và các đại biểu đã trao đổi ý kiến về những vấn đề quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng, tổ chức Luật Trưng cầu ý dân đối với Việt Nam để giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia thông qua việc lấy ý kiến của nhân dân như: vấn đề sửa đổi Hiếp pháp, sửa đổi hoặc thay quốc kỳ, quốc ca, xây dựng sòng bạc, xây dựng đập thủy điện… và những vấn đề nhạy cảm khác mà cần phải có ý kiến của người dân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc quy định cơ quan đứng ra tổ chức trưng cầu ý dân đó là Tòa án, Chính phủ hoặc một Ủy ban độc lập khác... hay việc quy định bỏ phiếu trưng cầu ý dân là tùy nghi hay bắt buộc và quy trình kiểm phiếu sao cho chặt chẽ bảo đảm công bằng… để từ đó chúng ta có kinh nghiệm thực tiễn áp dụng vào việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân phù hợp với Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tổ chức trưng cầu ý dân ngoài những ưu điểm trên thì cũng có những hạn chế mà Việt Nam cần cân nhắc đặc biệt là chi phí rất tốn kém, từ việc đề xuất trưng cầu cho đến việc cung cấp thông tin, bỏ phiếu, kiểm phiếu… và mất khá nhiều thời gian. Đó là những kinh nghiệm hết sức bổ ích mà Việt Nam cần học hỏi để soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân sao cho thiết thực nhất./.
Thân Tạ
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |