Đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch HLGVN (hàng đầu, thứ bảy từ trái sang) và đồng chí Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch HLGVN (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) cùng các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế “Tranh chấp trên Biển Đông và tìm kiếm giải pháp hoà bình”
Đây là lần thứ hai IADL và Quỹ quốc tế Con đường hoà bình phối hợp tổ chức hội thảo về chủ đề này. Hội thảo năm nay thu hút sự tham gia của các luật sư, chuyên gia pháp lý về luật biển, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông từ các nước: Nga, Mỹ, Nhật Bản, Philipines, Pakistan, Việt Nam... thể hiện hội thảo có ý nghĩa quan trọng, được nhiều đại biểu quốc tế quan tâm.
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Hội thảo gồm hai phiên làm việc: Phiên 1 - cập nhật tình hình ở biển Đông, những tuyên bố và quan điểm của các bên liên quan, tính liên tục và những thay đổi. Phiên 2 - những đề xuất xây dựng niềm tin và giải quyết tranh chấp.
Đại diện Đoàn đại biểu Hội Luật gia Việt Nam đã trình bày tham luận tại hội thảo, góp phần thông tin một cách chính xác về tình hình diễn ra trên Biển Đông, qua đó giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ quan điểm của Việt Nam cũng như cách thức giải quyết trong thời gian tới.
Qua 9 bài tham luận của các chuyên gia về luật biển đến từ Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Liên bang Nga, hội thảo đã cho thấy một bức tranh tổng thể, rõ ràng về tình hình hiện nay ở Biển Đông, nơi đang tiếp tục là mối quan ngại lớn không chỉ đối với khu vực mà cả cộng đồng quốc tế, bởi các tranh chấp ở Biển Đông không chỉ ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của khu vực, mà còn ảnh hưởng đến tự do hàng hải và hàng không quốc tế cũng như môi trường biển. Từ đó, các diễn giả đã đưa ra nhiều ý tưởng, đề xuất góp phần làm dịu tình hình Biển Đông và tiến tới giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Đoàn đại biểu Hội Luật gia Việt Nam do Đồng chí Nguyễn Văn Quyền làm trưởng đoàn tham dự Hội thảo.
Phát biểu kết luận hội thảo, bà Jeane Ellen Mirer, Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ quốc (IADL) cho biết, trong nhiều năm qua IADL đã kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để bảo đảm dần ổn định hòa bình và an ninh trong khu vực. IADL khuyến khích tất cả các chuyên gia tham dự sẽ báo cáo kết quả của hội thảo này với cơ quan hữu quan để xem xét, áp dụng phù hợp với tình hình của đất nước mình. IADL sẽ đăng tải toàn bộ kết quả của hội thảo trên trang web và tạp chí để tiếp tục lan toả tác động của hội thảo lần này. Trong khi Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang trong quá trình hình thành, Chủ tịch IADL kêu gọi các bên sớm chấm dứt các hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp và ngừng triển khai các thiết bị và phương tiện quân sự cũng như các hành động quân sự hóa khác khiến tình hình căng thẳng thêm leo thang; Kêu gọi các bên liên quan bắt đầu ngay quá trình xây dựng lòng tin góp phần giữ gìn an ninh khu vực và môi trường biển. Bà Mirer cũng tái khẳng định và yêu cầu các bên liên quan tôn trọng và tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đồng thời sớm thiết lập và thực thi COC có tính ràng buộc pháp lý và dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Bộ quy tắc ứng xử cần bao gồm nghĩa vụ pháp lý của các bên liên quan đối với việc bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực./.
Lê Khắc Quang
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |