Toàn cảnh Hội thảo
Luật Đất đai là đạo luật có tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp và người dân. Thời gian qua, khi thi hành Luật Đất đai 2013 đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua thực tiễn với nhiều sự thay đổi, thủ tục về đất đai và liên quan đến đất đai hiện nay rất phức tạp, gây phiền hà như: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, định giá đất, bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất…
Dự án luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV (vào tháng 10/2022) và theo quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội (sau khi cho ý kiến lần đầu, Quốc hội sẽ thảo luận cho ý kiến lần 2 tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2023, thảo luận lần thứ 3 và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội vào tháng 10/2023).
Chủ trì Hội thảo
Nhằm tạo một diễn đàn mở để các chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp ý kiến, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trên thực tiễn để phát huy hơn nữa nguồn lực đất đai và giải quyết các mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật đất đai và các Luật có liên quan… Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội, và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Tạp chí Pháp luật và phát triển phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất". Dự Hội có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, chuyên gia pháp lý, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, các chuyên gia kinh tế.
GS.TS Lê Minh Tâm tham luận tại Hội thảo
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: TS. Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH khóa XV; TS. Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; ĐBQH khóa XV.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Trần Công Phàn cho biết, Hội Luật gia vừa là thành viên trong ban soạn thảo, vừa là cơ quan phản biện đối với dự thảo Luật này. Với trách nhiệm như vậy, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với mong muốn phát huy trí tuệ của tập thể hội viên và các chuyên gia pháp lý trong việc tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật.
Đồng chí cũng đề nghị các chuyên gia, các đại biểu tập trung phát biểu về chủ đề: “Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất”. Đây là chủ đề đầu tiên trong 3 chủ đề mà Hội Luật gia Việt Nam dự kiến tổ chức nhằm góp ý kiến cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Sau Hội thảo này, Hội sẽ tập hợp các ý kiến của đại biểu phản ánh tới diễn đàn Quốc hội, các cơ quan Chính phủ làm sao đưa ra được những phương án sửa đổi tối ưu nhất, thiết thực nhất để khi trở thành luật bảo đảm tính khả thi cao nhất.
Đồng chí Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường
Hội thảo đã nghe ý kiến đóng góp của 13 chuyên gia, nhà khoa học. Đa số các ý kiến đều đồng tình với sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Đất đai. Tuy nhiên, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến vào các vấn đề cụ thể, như: Luật Đất đai cần đặt trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều tương tác của các luật có liên quan để đảm bảo thống nhất, không trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn; đặc biệt là không hạn chế, cản trở các hoạt động thuộc các lĩnh vực có liên quan, nhất là lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta xác định; cần có những quy định riêng cho quyền tiếp cận đất của dân tộc thiểu số; Làm rõ những thuật ngữ liên quan đến "Quyền sử dụng đất"; cần quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền sử dụng đất của các đối tượng yếu thế trong xã hội…
Phát biểu bế mạc hội thảo, TS. Trần Công Phàn ghi nhận những ý kiến phát biểu rất sôi nổi của các chuyên gia, các nhà khoa học tại hội thảo. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia tại Hội thảo sẽ được Hội Luật gia Việt Nam tập hợp đầy đủ, góp ý với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan Chính phủ./.
Mai Vũ
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |