Đ/c Lê Thị Kim Thanh (thứ 2 từ phải sang trái) tham dự Hội nghị
Dự Hội nghị có hơn 170 đại biểu là luật gia, luật sư của 20 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các khách mời quốc tế. Với chủ đề “Thách thức đối với các quyền hòa bình, dân chủ, phát triển kinh tế và quyền con người”, Hội nghị đã đề cập các vấn đề cụ thể gồm: Hòa bình trong khu vực và toàn cầu; Nhân quyền; Quyền kinh tế và phát triển; Tăng cường dân chủ.
Thủ tướng, Phó thủ tướng và các Bộ trưởng: Tư pháp, Quốc phòng Nê pan và một số khách mời danh dự khác của Nê pan cũng đến dự và có bài phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị.
Hội nghị COLAP được tổ chức theo định kỳ 3 năm một lần. Năm Hội nghị trước đây được tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ), Tokyo (Nhật Bản), Hà Nội (Việt Nam), Seoul (Hàn Quốc) và Manila (Philipin).
Tại hội nghị lần này, đại diện của Hội Luật gia Việt Nam đã có bài phát biểu về “Giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và việc áp dụng Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển”. Thông qua bài phát biểu của mình, đại diện Hội Luật gia Việt Nam muốn các đại biểu tham dự Hội nghị hiểu rõ hơn về tình hình ở Biển Đông cũng như các lập trường, quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này và mong muốn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của giới luật gia trong khu vực.
Bên cạnh việc tham gia tích cực vào các chuyên đề thảo luận của Hội nghị, đoàn đại biểu Hội Luật gia Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng tuyên bố của Hội nghị, đặc biệt là tuyên bố về quan ngại của Hội nghị trước tình hình quân sự hóa tại Biển Đông.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nhất trí thành lập Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương, là một tổ chức sẽ kế thừa các tôn chỉ, mục đích của các Hội nghị COLAP trước đây, trong đó quan trọng nhất là tạo diễn đàn cho giới luật gia trong khu vực trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng phấn đấu bảo vệ nhân quyền, hòa bình, dân chủ và thực thi Hiến chương Liên hiệp quốc. Hội Luật gia Việt Nam đang cân nhắc việc tham gia tổ chức này./.
Tổng hợp: Phạm Xuân Anh
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |