Toàn cảnh buổi tập huấn
Dự và chủ trì buổi tập huấn có TS. Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; đại diện Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái; Hội Luật gia 11 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc cùng các chuyên gia và tuyên truyền viên pháp luật.
Phát biểu khai mạc tập huấn TS. Nguyễn Văn Quyền cho biết, BHXH và BHYT là 2 chính sách lớn của quốc gia. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội (ASXH), bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước. ASXH là chiến lược quan trọng quốc gia, do đó cần xác định phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị chứ không của riêng ngành BHXH.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác BHXH, BHYT thời gian vừa qua còn tồn tại một số hạn chế nhất định mà 1 trong số nguyên nhân là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật chưa được quan tâm đúng mức nên việc thực hiện các chính sách chưa đạt hiệu quả cao.
Đ/c Nguyễn Văn Quyền phát biểu chỉ đạo buổi tập huấn
TS. Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, với tư cách là Đại biểu Quốc hội, tôi nhận thấy BHXH luôn là vấn đề nóng trong mỗi kỳ tiếp xúc cử tri. Người dân quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về vấn đề này, qua đó thấy rằng, việc tuyên truyền chính sách là yếu tố quan trọng cho người dân hiểu và tham gia. Do đó, hội Luật gia Việt Nam và BHXH Việt Nam phối hợp tổ chức lớp tập huấn này. Tôi hy vọng rằng, thông qua tập huấn, các đại biểu trở về sẽ có thêm kiến thức để tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân.
Theo GS.TS. Lê Hồng Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí pháp luật và Phát triển (đơn vị trực thuộc Viện Pháp luật và kinh tế ASEAN thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam) thì một trong những hạn chế lớn là một số tuyên truyền viên pháp luật còn chưa nhận thức đầy đủ, đúng ý nghĩa về BHXH, dẫn đến tuyên truyền thiếu hiệu quả đến với người dân.
Cụ thể, cả nước có hơn 25.000 báo cáo viên pháp luật, nhưng công tác tuyên truyền chưa được hiệu quả. Khi được hỏi, người dân nói rằng, họ biết về chính sách BHYT, BHXH thông qua cán bộ y tế địa phương nhưng họ không nắm được mình được hưởng những quyền lợi gì từ chính sách đó.
Đ/c Lê Hồng Hạnh phát biểu ý kiến tại buổi tập huấn
Trong khi đó, nhiều cán bộ hướng dẫn cho người dân cũng chưa hiểu đúng về ASXH. Họ nói với người dân rằng “Nhà nước cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu”. Đó là quan điểm sai lầm, vì ASXH là quyền con người và là trách nhiệm của Nhà nước. "Khi tuyên truyền cho người dân chúng ta phải hiểu và khẳng định rằng, BHXH là quyền người dân được hưởng không phải nghĩa vụ của họ".
Còn nhiều lý do khác như việc thực hành pháp luật về BHXH chưa nghiêm ở một số khía cạnh: Tính minh bạch, tính giải trình và hiệu quả làm việc. Có thể thấy, nhiều địa phương chưa kiên quyết yêu cầu người sử dụng lao động tuân thủ các quy định của Luật BHXH, quy định định kỳ 6 tháng cung cấp thông tin về đóng BHXH cho người lao động chưa đảm bảo. Ý thức và sự hiểu biết về ý nghĩa của BHYT, BHXH của đại đa số người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, nông nghiệp với mức thu nhập chưa bảo đảm khiến người lao động chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm... Vì vậy, dù những năm qua tỷ lệ người dân tham gia BHXH tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng.
Cũng tại buổi tập huấn, các đại biểu đã nghe GS.TS. Lê Hồng Hạnh trình bày chuyên đề “Pháp luật BHXH hiện hành nhìn từ góc độ phát triển bền vững”.
PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương đến từ Đại học Luật Hà Nội trình bày chuyên đề “Chính sách, pháp luật BHXH Việt Nam”. Các đại biểu đã được nghe tổng quan về các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN, như cơ chế, chính sách, thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi triển khai BHXH.
Trên cơ sở đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nghe giải đáp các thắc mắc để có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về các vấn đề liên quan đến BHYT, BHXH trong bối cảnh hiện nay./.
Tạ Tốn.
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |