Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Văn Quyền khẳng định: Bộ Luật Hình sự là một Bộ Luật rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta hiện nay, đặc biệt là liên quan đến quyền con người.
Phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuân, Phó Trưởng ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam nêu nên những vấn đề cần quan tâm thảo luận trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đó là: Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuân, tại khoản 2, Điều 2, Dự thảo quy định về pháp nhân đã xác định rõ quy định này không áp dụng với cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là các tổ chức Chính trị - xã hội – nghề nghiệp như Hội Luật gia Việt Nam có phải là chủ thể pháp nhân trong Bộ luật Hình sự hay không. Và ai nhân danh pháp nhân được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Thảo luận về những vấn đề trọng tâm của buổi Tọa đàm, GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng viện pháp luật và kinh tế ASEAN, Hội Luật gia Việt Nam cho rằng, nên thoát khỏi tư duy “Lỗi” là của con người, của thể nhân và theo GS.TS Lê Hồng Hạnh, pháp nhân phải được đối xử như một chủ thể trong quan hệ pháp luật. Một thực tế hiện nay tại Việt Nam là việc vi phạm quy định về môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm gia tăng về số lượng và phạm vi ảnh hưởng, cho nên trong bối cảnh đó nếu chúng ta không làm rõ được trách nhiệm của pháp nhân thì không thể nào bảo vệ an toàn cuộc sống cho con người. Về trách nhiệm hình sự đối với vị thành niên, GS.TS Lê Hồng Hạnh và một số ý kiến khác đề nghị cho rằng, nếu không quy định chung mức trách nhiệm hình sự đầy đủ đối với người từ đủ 16 tuổi thì phải quy định những tình tiết, những loại tội phạm nhất định mà người đó phải chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến vào một số nội dung quan trọng khác của Dự thảo như về chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn; về việc bãi bỏ một số tội phạm và bổ sung một số tội phạm mới./.
Đàm Thanh Tuấn
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |