Toàn cảnh buổi tọa đàm
Các đại biểu đã nghe đại biểu cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày sự cần thiết ban hành và những nội dung cơ bản của nghị định này. Theo đó, Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2018 tại kỳ họp thứ năm và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019. Luật này giao Chính phủ xây dựng nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật. Dự thảo nghị định bao gồm 59 điều được chia thành 8 chương. Chương I. Những quy định chung; Chương II. Xác định thị trường liên quan và thị phần; Chương III. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Chương IV. Xác định sức mạnh thị trường đáng kể; Chương V. Tập trung kinh tế; Chương VI. Tố tụng cạnh tranh; Chương VII. Chính sách khoan hồng và Chương VIII. Điều khoản thi hành.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến vào các quy định của dự thảo. Theo TS. Nguyễn Am Hiểu, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật kinh tế, Bộ Tư pháp, quy định ở Điều 2: Trách nhiệm cung cấp thông tin là chưa rõ ràng. Đồng ý với TS. Nguyễn Am Hiểu, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho rằng, quy định tại Điều 2 chưa có chế tài ràng buộc khi các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin mà không cung cấp thì xử lý như thế nào? PGS.TS. Chu Hồng Thanh nhận xét, nghị định có 59 điều là khá đồ sộ nhưng cần quan tâm tính khả thi của các quy định và phải phù hợp với các luật hiện hành để bảo đảm tính khả thi của hệ thống pháp luật. Chuyên gia này cho rằng, đối tượng điều chỉnh chưa rõ ràng và đồng ý với ý kiến của GS.TS. Lê Minh Tâm là: Luật Cạnh tranh yêu cầu Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 11 điều của Luật Cạnh tranh, Chính phủ dự kiến ban hành ba nghị định, trong đó mở rộng diện quy định chi tiết là không phù hợp. Luật yêu cầu quy định chi tiết những điều nào thì nghị định chỉ quy định chi tiết những điều đó. Theo PGS.TS. Chu Hồng Thanh, dự thảo nghị định quá sính từ ngữ kinh tế mà thiếu ngôn ngữ pháp luật. Các ý kiến phát biểu còn đề cập nhiều quy định khác của dự thảo như vấn đề tập trung kinh tế; vấn đề nghĩa vụ chứng minh và điều tra trong tố tụng cạnh tranh…/.
P.V
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |