Toàn cảnh buổi tọa đàm
Theo dự thảo, Luật này sửa đổi 2 Luật là Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Luật Tổ chức Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung một số khoản của 04 điều (Điều 23, Điều 28, Điều 34 và Điều 40), nội dung chủ yếu liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ trong phân công, phân cấp; thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; thẩm quyền của Bộ trưởng; về cơ chế ủy quyền… Đối với Luật Tổ chức chính quyền địa phương, lần sửa đổi này tập trung vào nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND các cấp; tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp; sửa đổi một số nội dung để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019)…
Thảo luận tại Tọa đàm, các đại biểu góp ý kiến vào những vấn đề lớn còn có nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này. Về khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu và số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa (khoản 3, 4 Điều 23) có ý kiến cho rằng, thiết kế như dự thảo Luật là chưa hợp lý; một số thuật ngữ sử dụng thiếu chính xác, mang tính khẩu hiệu, tính quy phạm thấp. Bên cạnh đó, những nội dung trong dự thảo chỉ giải thích rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ mà không làm thay đổi bản chất của vấn đề vì theo Luật hiện hành quy định phạm vi nhiệm vụ của Chính phủ rộng hơn. Những vấn đề cụ thể về biên chế, số lượng người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND có thể quy định trong nghị định của Chính phủ mà không cần thiết phải luật hóa.
Đ/c Trần Văn Quảng, Phó trưởng Ban Nghiên cứu, xây dựng & PBPL HLGVN phát biểu ý kiến
Liên quan đến vấn đề phân cấp, ủy quyền từ trung ương đến địa phương, một số ý kiến cho rằng, đây là vấn đề không mới, nhưng Luật hiện hành chưa giải quyết triệt để vấn đề nên dự thảo Luật quy định làm rõ hơn, tránh được tình trạng vừa chồng lấn, vừa bỏ trống chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền. Việc phân cấp, phân quyền phải bảo đảm cho các địa phương phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy nội lực của địa phương để phát triển.
Việc hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cấp tỉnh thành một Văn phòng tham mưu, giúp việc chung là một chủ trương đã được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW. Hiện nay đã có 12 địa phương thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018, nhưng chưa được tổng kết nên chưa có cơ sở cho việc sửa đổi quy định về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Do vậy, để dự liệu trước cho việc sắp xếp, tổ chức lại các Văn phòng, một số ý kiến cho rằng, có thể cân nhắc để sửa đổi các quy định có liên quan đến bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng: Luật chỉ quy định khái quát về cơ quan, chức năng, nhiệm vụ; còn tên gọi, mô hình, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và biên chế… do Chính phủ quy định.
Các đại biểu tham dự tọa đàm
Bên cạnh đó, còn nhiều các ý kiến khác liên quan đến Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cơ cấu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Các ý kiến đề nghị cần tính đến hiệu quả của hoạt động, tránh hình thức và giảm số lượng mang tính cơ học, cần có đánh giá tác động cụ thể.
Kết luận Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Văn Quảng ghi nhận các ý kiến đóng góp đến từ các chuyên gia, các đại biểu dự hội nghị. Hội Luật gia Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến tại Tọa đàm và có ý kiến đóng góp với các cơ quan có liên quan./.
Mai Vũ
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |