09:40 21/10/2019 GMT+7
Góp ý kiến vào Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án
Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2019, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm góp ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại án tòa án với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Tuân, Phó Trưởng ban Nghiên cứu xây dựng và phổ biến pháp luật. Cùng dự có đại diện: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đơn vị, ban chuyên môn, Văn phòng Trung ương Hội.

 

 

Đại diện Ủy ban Tư páp của Quốc hội phát biểu

 

Về sự cần thiết phải ban hành Luật này còn nhiều ý kiến khác nhau, nhiều ý kiến cho rằng, chưa cần thiết phải ban hành Luật để điều chỉnh nội dung này, bởi hiện nay, việc quy định vấn đề hòa giải trong quá trình tố tụng đã được quy định ở các luật, bộ luật hiện hành. Một số ý kiến khác cho rằng, Hòa giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận thì nên ban hành. Tuy nhiên cần quy định một cơ chế chặt chẽ để bảo đảm điều kiện thực hiện. Về phạm vi điều chỉnh của Luật, nhiều ý kiến cho rằng, không nên bó hẹp. Phạm vi điều chỉnh của Luật không chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính… mà cần áp dụng với cả những tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính mà các bên không lựa chọn khởi kiện mà lựa chọn cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Về kinh phí thực hiện công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án, các ý kiến đều cho rằng, nếu nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động này sẽ tạo gánh nặng cho Nhà nước, hiện nay, xã hội hóa đang là chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, do đó, cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này.

 

Đại diện Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam phát biểu

 

Ngoài ra, các đại biểu tham dự Tòa đàm còn cho ý kiến về nhiều vấn đề khác như: tiêu chuẩn hòa giải viên, đối thoại viên không nhất thiết quy định phải có 10 năm kinh nghiệm; vấn đề bảo mật thông tin; việc công nhận hòa giải thành, đối thoại thành; thời hạn hòa giải, đối thoại...

 

Đại diện Liên đoàn Luật sư VN phát biểu

 

Kết luận Tọa đàm, đồng chí chủ trì ghi nhận các ý kiến đóng góp đến từ các chuyên gia, các đại biểu dự hội nghị. Hội Luật gia Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến tại Tọa đàm và có ý kiến đóng góp với các cơ quan có liên quan./.

Mai Vũ

Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD