15:45 08/05/2019 GMT+7
Góp ý dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Vừa qua tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

 

Toàn cảnh Hội thảo


Tham dự hội thảo có các đồng chí: Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam; Đại diện các ban chuyên môn, Văn phòng Trung ương Hội, Hội Luật gia thành phố Hà Nội…

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Lê Minh Tâm nêu rõ: Đây là đạo luật quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội nên đề nghị các đồng chí tập trung làm rõ những vấn đề mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm. Đồng thời, đề ra những giải pháp, tháo gỡ những tồn tại, hạn chế để hoàn thiện tốt hơn dự thảo này.

 

Đ/c Lê Minh Tâm chủ trì Hội nghị


Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí đánh giá cao các văn bản mà Bộ Y tế đã chuẩn bị. Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo được chuẩn bị công phu, sửa đổi, bổ sung được các quy định mới nhằm cụ thể hóa một bước Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa 12 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, khắc phục được những hạn chế mà thực tiễn đã phát sinh và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, cân nhắc một số vấn đề sau:

 

Đ/c Trần Văn Quảng, Phó trưởng Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật phát biẻu


Về giấy phép hành nghề (Điều 17 dự thảo): Quy định giấy phép hành nghề thay cho chứng chỉ hành nghề hiện tại và thời hạn giá trị của giấy phép chính thức hành nghề quy định 5 năm như dự thảo là phù hợp và cần thiết như Tờ trình đã nêu. Bên cạnh đó, đề nghị bỏ nội dung “Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể thời hạn giá trị” vì nội dung này đã đưa vào dự thảo Luật.

Về việc thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi được cấp giấy phép hành nghề: Đề nghị vẫn nên quy định như Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành để bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh.

 

Đại diện Hội Luật gia thành phố Hà Nội phát biểu


Một số vấn đề cụ thể khác như: Điều 2: Cần nghiên cứu để giải thích khái niệm “người hành nghề”, “sự cố y khoa không mong muốn” một cách đầy đủ hơn (giải thích như trong dự thảo còn đơn giản và chưa rõ) và có thể giải thích bổ sung khái niệm “điều trị nội trú ban ngày”, “chăm sóc sức khỏe dài hạn”...; Đề nghị xem lại Khoản 7, Điều 3: Vì đây không phải là nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mà có thể chuyển quy định này xuống quy định trong Chương VIII dự thảo. Bên cạnh đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung nguyên tắc: “phải học tập liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng trong khám bệnh, chữa bệnh”. Điều 3 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm: nên tách ra theo nhóm hành vi nghiêm cấm đối với người bệnh, người nhà người bệnh, đối với người hành nghề... để có thể quy định đầy đủ và rõ ràng hơn; Đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện quy định bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, của người hành nghề và thực hiện quản lý cơ sở đúng quy định của pháp luật. Về sự cố y khoa không mong muốn, một số ý kiến cho răng: đây là vấn đề khá phức tạp, cần quy định cụ thể và đầy đủ hơn./.

 

Tạ Tốn.

Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD