Toàn cảnh hội thảo “Giảm trừ và giải quyết nợ xấu 2015 dưới góc nhìn pháp lý”.
Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; TS. Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc NHNN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam; GS. TS Lê Minh Tâm – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam; TS. Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Uãy ban Giám sát tài chính Quốc gia; TS. Nguyễn Hữu Nghĩa – Chánh Thanh tra cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; TS. Trần Thị Hồng Hạnh – Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam; các chuyên gia kinh tế; các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Chính phủ; các Bộ; Ngành; đại diện lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp trong khắp cả nước.
Phát biểu tại Hội thảo, Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh – Tổng biên tập Báo Đời sống & Pháp luật nêu rõ: “Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng diễn ra trong lịch sử. Một vấn đề kinh tế, một bước đi, một ý kiến đóng góp… đều có thể mau chóng tác động đến đời sống xã hội, đến nhịp độ phát triển kinh tế, an ninh của quốc gia và khu vực. Một trong những vấn đề tác động đến nền kinh tế là vấn đề nợ xấu mà nguyên nhân gây ra là một chuỗi dây chuyền, từ doanh nghiệp còn khó khăn, chưa có khả năng trả nợ, hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế, đến những quy định về xử lý nợ xấu còn vướng mắc nhiều trong cơ chế thủ tục pháp lý.
Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh - Tổng Biên tập báo Đời sống & Pháp luật phát biểu tại hội thảo.
Theo Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh, Tổng Biên tập báo Đời sống & Pháp luật, nhằm tăng cường xử lý nợ xấu về đúng chỉ tiêu mà NHNN đã đề ra, NHNN và các Bộ, Ban, Ngành chuyên môn rất cần ý kiến của các chuyên gia từ các ngành, các lĩnh vực, những nhà tài chính đóng góp để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn trong việc giải quyết vấn đề này dưới góc độ pháp lý.
“Tại hội thảo này, cùng với việc trình bày các phương hướng giải quyết nợ xấu, các chuyên gia kinh tế, các chuyên gia pháp luật, các cơ quan chức năng sẽ có cơ hội để trao đổi thông tin, quan điểm, phương pháp cũng như chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý mang tính liên ngành và việc ứng dụng các ý kiến đó đối với việc giảm trừ nợ xấu”, Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh nhấn mạnh.
Từ thực tế đó, các chuyên gia đánh giá cao việc tổ chức buổi hội thảo nói trên, đặc biệt là việc tiếp cận dưới góc độ pháp lý. Phát biểu tại hội thảo, TS. Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh: “Tôi tin những đóng góp trong buổi hội thảo hôm nay sẽ giúp chúng tôi, giúp NHNN có những giải pháp tốt hơn để giải quyết về mặt pháp lý – vấn đề đang mắc mớ nhất hiện nay trong giải quyết nợ xấu”.
Cũng phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã dẫn chứng kinh nghiệm của Hy Lạp và bước đi của Việt Nam. Theo TS. Kiên, người dân Hy Lạp từng mang trong mình nỗi mặc cảm về cuộc suy thoái kéo dài. Do đó, đối chiếu với Việt Nam, cần cẩn trọng khi đưa ra số liệu đánh giá.
Bàn về giải pháp giảm trừ và giải quyết nợ xấu tại hội thảo, TS. Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia khẳng định, vấn đề nợ xấu cần xử lý dứt điểm và phải hành động ngay.
Theo TS. Cấn Văn Lực – cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQH ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), khi so sánh về thực trạng nợ xấu của Việt Nam với quốc tế, chúng ta quyết liệt xử lý nhưng vẫn còn rất cao. Thế nên, câu chuyện xử lý nợ xấu còn rất nhiều việc phải làm. TS. Lực cũng đưa ra 6 giải pháp xử lý nợ xấu, trong đó có việc cơ cấu lại nợ; miễn giảm lãi và phí tín dụng; sử dụng quỹ đề phòng rủi ro để xử lý…
Theo TS. Vũ Đình Ánh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Giá cả (Bộ Tài chính), muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của riêng ngành ngân hàng mà còn cần sự tham gia tích cực của các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy trình thủ tục đến thực thi pháp luật liên quan đến tín dụng ngân hàng, đặc biệt là xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp. TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh: “Ngân hàng Nhà nước nên đóng vai trò đầu mối phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Xây dựng để chỉnh sửa các quy định có liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp, góp phần giải quyết dứt điểm nợ xấu, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ nợ và người vay nợ”.
Cần có một đạo luật về xử lý nợ xấu? Theo LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, cần phải có một đạo luật về xử lý nợ xấu. “Đã đến lúc luật pháp và hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường. Đó là phải ưu tiên trước hết bảo vệ quyền lợi của “chủ nợ”, thay vì “con nợ”, tức là bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hóa trong các đạo luật liên quan đến quan hệ vay nợ, thế chấp và xử lý hệ quả pháp lý”, LS Đức nêu quan điểm. |
Anh Đức
-
Thông cáo Kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029Trong hai ngày 13 và 14 tháng 01 năm 2025, tại Thủ đô Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề “Luật gia Việt Nam đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển, hướng về cơ sở”. Tham dự Đại hội có 352 luật gia ưu tú, tiêu biểu được bầu chọn, đại diện cho trí tuệ, ý chí quyết tâm và phát vọng vươn lên của giới luật gia trong cả nước, trong thời kỳ phát triển mới của Đất nước.
-
Hội Luật gia tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ năm 2025Chiều 27/12, Hội Luật gia tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Hội nghị thông tin chuyên đề quý IV/2024 và Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, đại diện lãnh đạo cơ quan Trung ương Hội với cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động Ngày 10/12/2024, Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề quý IV/2024 về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, các đồng chí trong Ban Chấp hành đảng bộ, cấp ủy chi bộ và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội. Tại Hội nghị, đồng chí Trần Đức Long, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã phổ biến, quán triệt những kết quả cơ bản trong 05 năm thực hiện Nghị quyết số 18; chủ trương, phương hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 18.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
- Thông báo: Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 30/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn
- Quyết định về việc giải thể Viện pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu
- Xin ý kiến đối với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |