Câu hỏi: Hiện nay, hai vợ chồng tôi đã gần 50 tuổi nhưng chưa có con, muốn nhận nuôi con nuôi để nương nhờ khi về già. Xin hỏi trình tự, thủ tục như thế nào để gia đình tôi có thể nhận nuôi con nuôi. Chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời của Quý cơ quan.
Nguyễn Văn Hai, Lương Sơn, Hòa Bình.
Trả lời:
Về câu hỏi của Bạn, Luật gia xin được trả lời như sau:
Theo quy định của Pháp luật, nhà nước ta khuyến khích việc nuôi con nuôi và quy định tại Điều 7, Luật Nuôi con nuôi được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.
Chính phủ quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo quy định tại Điều này.
Việc nhận nuôi con nuôi phải bảo đảm đúng điều kiện và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu và điều kiện để thực hiện việc nuôi con nuôi: Theo Điều 8, Điều 14, Luật Nuôi con nuôi.
Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Các trường hợp không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trẻ em được nhận làm con nuôi phải có đủ điều kiện sau:
-Là trẻ em dưới 16 tuổi; là trẻ em từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;
- Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Hồ sơ để tiến hành thủ tục nhận con nuôi: Theo Điều 17, Điều 18 Luật Nuôi con nuôi, Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này).
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm có:
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Trình tự thực hiện như sau:
- Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (đối với các trường hợp thông thường) hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú (nếu là cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ, người giám hộ của người được nhận làm con nuôi);
- Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan;
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch;
- Trường hợp từ chối đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng.
Thời gian thực hiện: 30 ngày, trong đó:
- Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, giao - nhận con nuôi: 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có liên quan theo quy định của Điều 21 Luật Nuôi con nuôi.
Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Kết quả thực hiện: Giấy chúng nhận nuôi con nuôi.
Trên đây là phần trả lời của Luật gia để Bạn tham khảo.
Bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật:
và một số loại mẫu giấy tờ sau:
- Tờ Khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi
- Đơn xin con nuôi trong nước.
Luật gia xin được thông tin đến Bạn để tham khảo.
Luật gia Đàm Thanh Tuấn
thanhtuanvla@gmail.com
- Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và Công ty CP giấy Vĩnh Tiến Ngày 18/01/2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến.
- Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 Ngày 15/01/2021, Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 3, khóa IV (mở rộng), tổng kết công tác Hội năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh. Đồng chí Vũ Duy Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa, chủ trì, khai mạc và kết luận Hội nghị.
- Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam năm 2020 Ngày 15/01/2021 tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Trung ương Hội năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
- Hội Luật gia tỉnh Nghệ An được tặng Cờ thi đua xuất sắcNgày 12/01/2021 tại thành phố Vinh, Hội Luật gia tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Tới dự có các đồng chí: Trần Thanh Nhàn, Phó Ban thường trực Ban thi đua - khen thưởng tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc Sở tư pháp, Phó Chủ tịch MTTQVN tỉnh Nghệ An, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và Chủ tịch, Phó chủ tịch Huyện hội và đại biểu các Chi hội Luật gia cơ sở.
- Danh sách Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, Khóa XIII
- Lịch sử của Hội Luật gia Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam
- Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam qua các thời kỳ.
- Hội Luật gia Việt Nam đồng hành cùng dân tộc
- Khẳng định vai trò trên trường quốc tế
- Công văn số 365/HLGVN, ngày 22/12/2020 của Trung ương Hội về việc phòng, chống dịch Covid
- Tuyển dụng tư vấn/chuyên gia
- CV đề nghị triển khai nghiên cứu và đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng
- Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Dự thảo các VB hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội
- Thông báo tuyển dụng tư vấn/chuyên gia
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | 22,955.00 | 23,165.00 |
EUR | 27,238.09 | 28,661.04 |
AUD | 17,464.91 | 18,194.39 |