Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam; Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cùng các đoàn đại biểu đến từ 31 tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Quyền cho biết, đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (TGPL) giai đoạn 2013-2016” là đề án mới, lần đầu tiên được ban hành nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PBGDPL và TGPL mà Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2013 của Ban Bí Thư đề ra. Đây cũng là văn bản quan trọng, đánh dấu sự quan tâm về thể chế, chính sách, tạo cơ sở để tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL và TGPL, cung cấp kịp thời, đầy đủ, có chất lượng dịch vụ công về PBGDPL, TGPL cho người dân trên cơ sở phát huy vai trò của luật gia và Hội Luật gia các cấp… Qua 3 năm triển khai, Đề án đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương, các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan quan tâm, chú trọng hơn; nhận thức của các cấp Hội và hội viên Hội Luật gia nói riêng và xã hội nói chung đã được nâng lên rõ rệt; các hoạt động xã hội hóa công tác PBGDPL và TGPL được triển khai rộng hơn, có chất lượng và hiệu quả hơn.
Đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HLGVN phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Về phía lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, đồng chí Trần Quốc Nam chia sẻ: “Hội thảo lần này cũng là dịp luật gia, cán bộ công chức, viên chức và người dân Ninh Thuận tiếp cận những thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề án đề án “Xã hội hóa công tác PBGDPL và TGPL giai đoạn 2013-2016”. Chúng tôi cũng hy vọng rằng với kinh nghiệm 03 năm thực hiện đề án theo quyết định 1133 của Thủ tướng Chính phủ, tại hội thảo lần này, lãnh đạo hội luật gia các tỉnh, thành phía Nam sẽ thẳng thắn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp để đóng góp xây dựng báo cáo tổng kết đề án xã hội hóa công tác PBGDPL và TGPL giai đoạn 2013-2016. Đồng thời các đại biểu tiếp tục có những đề xuất, kiến nghị thiết thực để xây dựng, triển khai đề án trong những giai đoạn tiếp theo”.
Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu
Theo báo cáo đánh giá, sau 03 năm triển khai thực hiện, đề án cơ bản đã được Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan, các cấp ủy, chính quyền và các cấp Hội luật gia ở địa phương tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và đạt được một số kết quả nhất định.
Ở cấp Trung ương, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức 66 cuộc hội thảo, tọa đàm để tuyền truyền giới thiệu và góp ý hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó có nhiều đạo luật quan trong đã được tổ chức lấy ý kiến với phạm vi rộng, thu được nhiều ý kiến đóng góp có giá trị cho cơ quan soạn thảo như: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, các Bộ luật về tố tụng tư pháp… Ngoài ra, Trung ương Hội đã chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc tổ chức các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý như: “Văn bản mới”, “Phiên tòa giả định”, “Câu chuyện pháp lý” trên báo Đời sống & Pháp luật; các chuyên mục “Hồ sơ điều tra”, “Góc nhìn luật gia”, “Văn bản - chính sách” trên Báo điện tử Người đưa tin.
Ở địa phương, các cấp Hội đã tổ chức PBGDPL trực tiếp gần 150.000 buổi cho hơn 15 triệu lượt người tham dự; cung cấp gần 300.000 đầu sách, văn bản pháp luật; hơn 20.000 tin, bài trên các trang thông tin điện tử, báo chí, phát thanh, truyền hình; Tổ chức công tác hòa giải ở cơ sở với 64.314 vụ việc và trợ giúp pháp lý cho hơn 100.000 lượt người…
Nhiều mô hình PBGDPL và TGPL của các tổ chức xã hội ra đời với vai trò nòng cốt là hội viên Hội Luật gia như: “Đội tuyên truyền thanh niên”; “Đội thanh niên tình nguyện tư vấn pháp lý”; “Nông dân và pháp luật”; “Phụ nữ tuyên truyền pháp luật”…Các mô hình này đã góp phần tích cực triển khai đề án “Xã hội hóa công tác PBGDPL và TGPL” ở các địa phương.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Kiến Quốc, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Bình Thuận cho biết: “Tại Bình Thuận đang tổ chức một số mô hình đạt kết quả tốt như: “Trợ giúp pháp lý lưu động”, “Tuyên truyền pháp lý trong trại giam”… Tuy nhiên, vấn đề huy động kinh phí tổ chức thực hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, hầu như chỉ trông cậy vào nguồn ngân sách địa phương, trong khi đó việc huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội hóa vẫn chưa thực sự đáng kể…”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Minh Tâm, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, một số Hội Luật gia các cấp như TP. HCM, Long An, Quảng Bình, Kiên Giang… đã vận động nguồn kinh phí từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác PBGDPL và TGPL. Tuy nhiên, trên thực tế việc thu hút, khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tài trợ kinh phí cho công tác này gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, cơ chế pháp lý trong vấn đề ưu đãi về thuế, quảng cáo và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có đóng góp cho công tác PBGDPL và TGPL cũng cần được hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Đại diện Hội Luật gia Việt Nam trao quà lưu niệm tặng lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận
Sau một ngày thảo luận sôi nổi, các đại biểu, luật gia các tỉnh khu vực phía Nam đã cùng ngồi lại với nhau chia sẻ những khó khăn mang tính đặc thù của từng địa phương. Thẳng thẳn nhìn nhận, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được trong quá trình triển khai đề án. Hàng chục các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu đã được lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam nghiêm túc lắng nghe, chia sẻ và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện, triển khai. Dựa trên những kiến nghị này cùng với các giải pháp và đề xuất của hội luật gia các tỉnh khu vực phía Bắc, Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả triển khai đề án giai đoạn 2013-2016 báo cáo chính phủ, từ đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ các giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL và TGPL trong giai đoạn 2017-2021…/.
Bài, ảnh: Bạch Hưng
- "Cơ quan tư pháp phải thực sự gần dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân"Chủ tịch nước Lương Cường nói rằng, ngoài xét xử những người vi phạm thì cơ quan chức năng phải làm sao nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân.
- Sửa Hiến pháp: Đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hộiĐBQH Trần Công Phàn cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.
- Đề xuất quy định Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnhDự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 02 điều, Điều 1 gồm 08 khoản và Điều 2 gồm 03 khoản.
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG TRÊN ĐẢO
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG
- CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VÀ TUYÊN BỐ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG.
- TƯ LIỆU CŨ VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến các cấp Hội Luật gia về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Mời báo giá tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ tổ chức hội nghị
- Mời báo giá dịch vụ xuất bản, in ấn
- Lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng
Loại | Mua | Bán |
---|---|---|
USD | ||
EUR | ||
AUD |