12:10 29/08/2023 GMT+7
Có nên mở rộng phạm vi giải quyết tranh chấp của Trung tâm Trọng tài?
Việc quy định rõ phạm vi giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại là một nội dung quan trọng, có nhiều ý kiến khác nhau khi đề nghị sửa đổi Luật TTTM.

 

Phát biểu ý kiến tại hội thảo góp ý Dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại ngày 25/8/2023, GS. Chu Hồng Thanh (Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng không thể phủ nhận vai trò, giá trị, tính ứng dụng cao và tính khả thi cao của Luật TTTM năm 2010, và kể cả từ khi nó là Pháp lệnh TTTM. Nhờ có hệ thống quy phạm về trọng tài thương mại mà doanh nghiệp có chỗ dựa và gửi gắm niềm tin yêu này càng lớn hơn và hệ thống TTTM.

Số vụ việc các doanh nghiệp, doanh nhân đưa đến Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ngày càng nhiều, có lúc tăng vọt, đặc biệt những năm gần đây không ít doanh nghiệp chỉ tranh chấp mấy chục triệu đồng cũng đưa ra trọng tài.

Điều đó chứng tỏ TTTT là bạn đồng hành thân thiết và tin cậy của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, tranh chấp không tránh khỏi trên con đường phát triển.

Mặc dù đã 13 năm qua kể từ Luật TTTM 2010 đến nay, nhưng cần nhìn nhận rằng Luật TTTM là một bộ luật tốt, rất tốt, nó giải quyết được các quan hệ cơ bản nhất của tranh chấp TM và đã đi vào cuộc sống tương đối ổn định.

Do đó, GS. Chu Hồng Thanh đồng tình với tên của dự án trình Quốc hội lần này là Luật sửa đổi, bổ sug một số điều của Luật TTTM.   

“Chỉ là sửa đổi, bổ sung một số điều nên cần rất cân nhắc, lựa chọn những vấn đề thực sự bức xúc, thực sự cần thiết để sửa đổi, bổ sung, không nên tiếp cận theo hướng vũ đoán, suy diễn, dỡ lại những vấn đề cơ bản của Luật đã được thực tế kiểm nghiệm, đưa vào quá nhiều vấn đề không cần thiết, thậm chí không đúng, dẫn tới xuống cấp, giảm giá trị, thậm chí phá vỡ hoặc thay đổi Luật này thành Luật khác”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Liên quan đến việc Dự thảo hồ sơ đề xuất bỏ cụm từ “Thương mại” trong tất cả các Điều trong Luật Trọng tài thương mại hiện hành, GS. Chu Hồng Thanh cho rằng toàn bộ Dự thảo Luật cần giữ nguyên cụm từ “Thương mại” vì đây là bản chất của Luật này.

“Nếu xóa bỏ cụm từ này thì Luật này sẽ chuyển sang một luật khác, khác hẳn. Xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật hiện hành là rất rõ ràng, nếu chuyển từ giải quyết các tranh chấp thương mại sang giải quyết tranh chấp một cách chung chung đều rất không ổn.

Không thể mở rộng phạm vi giải quyết tranh chấp của các Trung tâm trọng tài thương mại hiện nay ra tất cả các lĩnh vực có tranh chấp được. Tranh chấp là một khái niệm rất rộng, kể cả khiếu nại, tố cáo về bản chất cũng là tranh chấp”, GS. Chu Hồng Thanh nêu quan điểm.

Theo đó, chuyên gia này cho rằng có thể mở rộng phạm vi hoạt động trọng tài thương mại, có thể đối tượng tranh chấp là giữa cá nhân và pháp nhân, nhưng phải là tranh chấp thương mại, không phải là tranh chấp dân sự nói chung, càng không phải là tranh chấp hành chính.

 

GS. Chu Hồng Thanh.


Bên cạnh đó, GS. Chu Hồng Thanh cho rằng không nên bổ sung “Trọng tài khẩn cấp” vào dự thảo Luật hiện hành.

Lý giải vấn đề này, chuyên gia này cho rằng trình tự thủ tục để xuất Hội đồng Trọng tài (HĐTT) hiện hành rất đơn giản, trong khi đó dù là “Trọng tài khẩn cấp” vẫn phải thực hiện cam kết về độc lập, khách quan, vô tư, không thiên vị. Vì vậy hoàn toàn có thể thúc đẩy sớm và ngay hoạt động của Trọng tài kể cả trong trường hợp có tình huống khẩn cấp.

Bên cạnh đó, về thẩm quyền, Trọng tài viên khẩn cấp không thể có thẩm quyền cao hơn HĐTT hoạc Trọng tài viên duy nhất. Do Trọng tài viên khẩn cấp cũng chỉ là tạm thời, chỉ có Trọng tài chính thức mới có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng.

“Trọng tài viên khẩn cấp có sác xuất không nhỏ ra quyết định sai. Nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì hậu quả không nhỏ. Vấn đề bồi thường, đền bù thiệt hại, xử lý trách nhiệm…thì xác định trách nhiệm thế nào?”, GS. Chu Hồng Thanh đặt câu hỏi.

Về trách nhiệm của Trọng tài viên, chuyên gia này cho rằng cần tiếp tục duy trì việc khẳng định miễn trách nhiệm dân sự cho Trọng tài viên, nhưng cần phải có những quy định để bảo đảm tính vô tư, khách quan không thiên vị của Trọng tài viên.

Trong đó, về tư cách và phẩm chất thì Trọng tài viên phải có trách nhiệm rất cao, không những phải tự chịu trách nhiệm và phải có sự ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ hơn. Chẳng hạn khi phát hiện Trọng tài viên có quan hệ với 1 bên thì quy định hiện hành chỉ đơn giản là thôi không làm Trọng tài viên nữa.

Đặc biệt, GS. Chu Hồng Thanh nhấn mạnh mặc dù Luật TTTM của Việt Nam theo Luật mẫu UNCITRAL nhưng không có nghĩa là theo bản dịch của UNCITRAL.

Do đó, các nội dung UNCITRAL thì cần phải Việt hóa để dễ hiểu, dễ thực hiện, không làm phức tạp hóa vấn đề mà ngược lại, phải đơn giản hóa vấn đề. Tuy nhiên hiện nay trong dự thảo hồ sơ vẫn còn nhiều điều được thể hiện bằng ngôn ngữ dịch, gây khó hiểu và làm phức tạp vấn đề hơn./.

 

Nguồn nguoiduatin.vn

 

  • Hội nghị thông tin chuyên đề quý IV/2024 và Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, đại diện lãnh đạo cơ quan Trung ương Hội với cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động Ngày 10/12/2024, Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề quý IV/2024 về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, các đồng chí trong Ban Chấp hành đảng bộ, cấp ủy chi bộ và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội. Tại Hội nghị, đồng chí Trần Đức Long, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã phổ biến, quán triệt những kết quả cơ bản trong 05 năm thực hiện Nghị quyết số 18; chủ trương, phương hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 18.
  • Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 02/9, 07/11/2024 và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tuyên giáo”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng ĐChiều ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 02/9, 07/11/2024 và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tuyên giáo”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Đảng Khối cơ quan Trung ương” năm 2024. Tham dự buổi Lễ có các đồng chí: Đỗ Việt Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Nhữ Quang Cảnh, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; đồng chí Trần Đức Long, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành đảng bộ, các đồng chí là Bí thư chi bộ và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội cùng toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ và cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.
  • Cụm thi đua số 2 Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024Sáng 03/12/2024 Cụm thi đua Đồng bằng Bắc bộ và Bắc miền trung (Cụm số 2) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành Xương Giang, thành phố Bắc Giang
  • HỘI LUẬT GIA TỈNH BẮC GIANG PHỔI HỢP TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGHiện nay tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã gây nhức nhối lớn đối với ngành giáo dục và toàn xã hội, đang trở thành nỗi quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì những hậu quả gây ra.
Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD