15:53 28/10/2019 GMT+7
Chương trình hành động thực hiện Thông báo kết luận số 50-TB/TW, ngày 7/7/2018 của Ban Bí thư TW Đảng
Ngày 25/10/2019 Hội Luật gia Việt Nam đã ban hành Chương trình số số 350/CTr-HLGVN về Chương trình hành động thực hiện Thông báo kết luận số 50-TB/TW, ngày 7/7/2018 của Ban Bí thư TW Đả về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, ngày 23-5-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW, ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam và Chỉ thị số 21/CT-TTG ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Về việc tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới. Xin đăng tải toàn văn văn bản này.

 HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

 Số: 350/CTr-HLGVN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                                                Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG BÁO KẾT LUẬN SỐ 50-TB/TW,

NGÀY 7/7/2018 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

(về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, ngày 23-5-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW, ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam)

VÀ CHỈ THỊ SỐ 21/CT-TTG, NGÀY 30/8/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

(Về việc tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới)



Thực hiện Thông báo kết luận số 50-TB/TW, ngày 17/7/2018 của Ban Bí thư về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, ngày 23/5/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW, ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam; Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới; để tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò và khả năng của giới luật gia trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Hội Luật gia Việt Nam ban hành Chương trình hành động với những nội dung sau:




I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định đầy đủ, phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong Thông báo kết luận số 50-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần:

- Tạo sự chuyển biến rõ nét và thống nhất trong nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội và hội viên.

- Củng cố và phát triển tổ chức Hội phù hợp với điều kiện thực tế và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

- Đưa hoạt động của các cấp Hội vào nề nếp, thực chất, chất lượng và hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc thực hiện những vấn đề mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu.

2. Yêu cầu

 - Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đã dược nêu trong Thông báo kết luận số 50-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện, bảo đảm tính khả thi và thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIII đề ra.

- Phân công trách nhiệm thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, đồng thời tăng cường phối kết hợp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các cấp Hội và hội viên tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị 56-CT/TW, Kết luận số 19-KL/TW, Thông báo kết luận số 50-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản, ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác Hội, qua đó củng cố, nâng cao nhận thức của các cấp Hội và hội viên về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hội.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

2. Củng cố, đẩy mạnh hoạt động của các cấp Hội hiện có, tiếp tục phát triển tổ chức Hội ở những nơi có đủ điều kiện; nâng cao chất lượng hội viên.

2.1. Nghiên cứu, xây dựng mô hình hoạt động Hội phù hợp ở cơ sở. Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp Hội phù hợp với tình hình thực tiễn cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và năm 2020.

2.2. Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội hiện có; rà soát, đánh giá nhu cầu để phát triển tổ chức Hội ở những nơi có đủ điều kiện; đẩy mạnh việc phát triển hội viên.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

2.3. Rà roát, đánh giá chất lượng hội viên; xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ có năng lực, tâm huyết và trách nhiệm làm cán bộ chủ chốt của các cấp Hội. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội (chuyên trách và kiêm nhiệm), đề cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và nghiệp vụ.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

2.4. Thành lập tổ chức đảng ở các tổ chức Hội khi có đủ điều kiện theo quy định của Đảng.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

3. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, góp ý kiến về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

3.1. Tổ chức tổng kết, đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của các cấp Hội.

- Thời gian thực hiện: năm 2020 và năm 2021.

3.2. Thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì xây dựng các dự án luật, các nhiệm vụ rà soát, đánh giá pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật được giao; tham gia tích cực vào Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương theo yêu cầu.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

3.3. Đổi mới phương pháp, cách thức nghiên cứu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tập hợp, tiếp nhận ý kiến hội viên nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy pháp pháp luật, tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, soạn thảo; phát hiện những vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn để kiến nghị với cơ quan nhà nước những vấn đề về xây dựng và thi hành pháp luật.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

3.4. Tăng cường các hoạt động tham vấn chính sách, pháp luật cho các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác khi được yêu cầu.

- Thời gian thực hiện: năm 2020 và các năm tiếp theo.

3.5. Tăng cường sự phối hợp, tham gia của các cấp Hội với các cơ quan, tổ chức hữu quan vào góp ý xây dựng các chương trình, dự án trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

3.6. Tổ chức tập huấn thường xuyên kỹ năng, phương pháp nghiên cứu, phân tích chính sách cho cán bộ, hội viên nhằm nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho các cấp hội.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo

3.7. Tăng cường, mở rộng các kênh phối hợp trong công tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật trong xây dựng, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Triển khai các chương trình phối hợp đã ký kết với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức một cách thực chất, hiệu quả.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

3.8. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhu cầu công tác của các cấp Hội.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

4. Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4.1. Tham gia thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục phát huy vai trò thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và địa phương.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

4.2. Triển khai có hiệu quả Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021và Đề án: “Xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

4.3. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam trên phạm vi toàn Hội.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

4.4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng định kỳ nhằm nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của các cấp Hội.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

4.5. Đổi mới phương thức thực hiện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai mạnh mẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng về cơ sở, phục vụ người dân.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

4.6. Nghiên cứu, hướng dẫn mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và năm 2020.

4.7. Đổi mới nội dung, hình thức và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo, tạp chí, bản tin, trang thông tin điện tử, website.v.v.. của các cấp Hội và ấn phẩm của Nhà xuất bản Hồng Đức.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

4.8. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Thời gian thực hiện: hoàn thành báo cáo nghiên cứu vào năm 2020.

4.9. Nghiên cứu, đề ra giải pháp cụ thể để phát huy vai trò của các cấp Hội trong tham gia công tác giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

5. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, giám sát việc giải quyết khiếu nại.

5.1. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

5.2. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tổ chức tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật, luật sư có uy tín, kinh nghiệm là hội viên Hội Luật gia Việt Nam để tham gia tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

5.3. Liên kết hoạt động tư vấn pháp luật của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia các tỉnh, thành phố với các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong triển khai hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

5.4. Đánh giá, đề xuất giải pháp để đẩy mạnh vai trò của Hội Luật gia các cấp trong tham gia thiết chế hòa giải cơ sở và các thiết chế hòa giải khác theo quy định pháp luật.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo

5.5. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Hội Luật gia các cấp với Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Thanh tra, cơ quan Tư pháp, tổ chức Luật sư về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

          6. Tích cực tham gia cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, nhất là phòng chống tham nhũng; tham gia giải quyết các tranh chấp pháp lý theo quy định pháp luật; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, giới thiệu một số chức danh tư pháp, hội thẩm nhân dân, hòa giải viên và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

6.1. Tiếp tục tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Trong đó, tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và địa phương.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

6.2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Đề án Xây dựng Bộ chỉ số tư pháp trình Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và tổ chức triển khai Đề án khi được giao.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

6.3. Tiếp tục tham gia tích cực với trách nhiệm cao trong Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Hội đồng tư vấn án lệ quốc gia.

- Thời gian thực hiện: năm 2019 và các năm tiếp theo.

6.4. Báo cáo đề xuất Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam chủ trì tổng kết, đánh giá chế định “Bào chữa viên nhân dân” để có giải pháp cho hướng giải quyết trong thời gian tới.

- Thời gian thực hiện: năm 2020 và các năm tiếp theo.

6.5. Tham gia tích cực vào các đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

6.6. Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, giới thiệu một số chức danh tư pháp, hội thẩm nhân dân, hòa giải viên và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

6.7. Tiếp tục tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân. Trong đó, tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Trung ương và địa phương.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

6.8. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy vai trò của các cấp Hội tham gia giải quyết các tranh chấp pháp lý theo quy định pháp luật.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

          7. Tiếp tục phát huy vai trò của Hội trong công tác đối ngoại nhân dân, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ trong khu vực và trên thế giới

7.1. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động của Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL), Hiệp hội luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP) để vận động giới luật gia tiến bộ trên thế giới ủng hộ Việt Nam trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích của quốc gia, đặc biệt là trên Biển Đông.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

7.2. Tham gia tích cực vào các hoạt động của Hiệp hội Luật các nước ASEAN (ALA) để góp phần xây dựng thể chế pháp luật và hình thành môi trường dịch vụ pháp lý thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng ASEAN, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy sự hợp tác của giới luật gia trong khu vực.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

7.3. Tham gia các hoạt động của Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) để trao đổi kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, đồng thời, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

7.4. Triển khai các hoạt động phù hợp trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác đã ký kết với các tổ chức nghề luật các quốc gia khác để trao đổi kinh nghiệm hoạt động, đồng thời qua đó chia sẻ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có tính thời sự liên quan đến chủ quyền và lợi ích của quốc gia dân tộc.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

7.5. Tích cực vận động các nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho các hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia các tỉnh,thành phố và các đơn vị trực thuộc.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

7.6. Tổ chức Hội thảo tổng kết công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế của Hội.

- Thời gian thực hiện: năm 2020.

8. Các cấp Hội chủ động và nhạy bén hơn nữa trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, của đất nước; chủ động, tích cực tham gia vào việc vận động, đấu tranh, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; tham gia đấu tranh ngăn chặn, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng…

8.1. Chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, biện pháp để tham gia, đóng góp tích cực vào việc vận động, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

8.2. Kịp thời phát hiện, đề xuất biện pháp và tham gia tích cực vào việc đấu tranh ngăn chặn, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng… 

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

9. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, điều hành, lề lối làm việc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cấp Hội;

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lãnh đạoTrung ương Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia các tỉnh, thành phố, Chi hội luật gia và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch làm việc với các cấp ủy, chính quyền ở các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị nhằm tăng cường phối hợp trong việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động này.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội, Hội Luật gia các tỉnh, thành phố, các Chi hội luật gia trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động này, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm và từng thời kỳ, đồng thời báo cáo với lãnh đạo bộ, ban, ngành, địa phương và cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo triển khai thực hiện.

3. Các cấp Hội định kỳ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chính quyền về tổ chức và hoạt động của Hội.

Định kỳ hàng năm có báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Chương trình hành động gửi về Trung ương Hội (qua Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật) để theo dõi, tổng hợp.

Định kỳ 3 năm, 5 năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện để kịp thời có biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

4. Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật có trách nhiệm giúp Trung ương Hội theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động này, kiến nghị với Chủ tịch Hội về các biện pháp cần thiết để bảo đảm Chương trình hành động được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, đồng bộ và đúng tiến độ./.

 

Nơi nhận:

-    Ban Bí thư Trung ương Đảng (để bc);

-    Thủ tướng Chính phủ (để bc)

-    Ban Nội chính TW (để bc);

-    Văn phòng TW Đảng (để bc);

-    Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp (để bc)

-    Các bộ, ban, ngành TW (để phối hợp chỉ đạo);

-    Các Tỉnh ủy, thành ủy (để chỉ đạo);

-    UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để chỉ đạo);

-    Các ủy viên BCHTW Hội;

-    HLG các tỉnh, thành phố, các Chi hội, đơn vị trực thuộc TW;

-    Website;

-    Lưu VT, Ban NC,XD&PBPL.

 

CHỦ TỊCH

 

 

(đã ký)

 

 

Nguyễn Văn Quyền

Giá vàng
LoạiMua Bán
USD
EUR
AUD